Tên Gọi
Sâm bố chính hay còn gọi là Sâm Thổ Hào là một loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ. Loài này được (Kurz) Merr. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1924.
Tên khoa học: Abelmoschus sagittifolius
Tên khác: Thổ hào sâm, nhân sâm Phú Yên, sâm báo, sâm khu năm
Nguồn gốc
Sâm thổ hào trước kia có nguồn gốc tại Thanh Hà, Thanh Chương, Nghệ An. Qua thời gian những gốc sâm Thổ Hào tự nhiên bị khai thác dần cạn kiệt. Để phục hồi loại sâm quý “tiến vua”, là dược liệu quý để dâng vua, tiến chúa từ những năm 1400.
Được danh y Hải Thượng Lãn dùng làm thuốc lần đầu tiên tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nên thường được gọi với cái tên khác là Sâm Bố Chính.
Phân loại khoa học: Giới (regnum): Plantae; Bộ (ordo): Malvales; Họ (familia): Malvaceae; Chi (genus): Abelmoschus; Loài (species): A. sagittifolius.
Mô tả Sâm Bố Chính
Đặc điểm thực vật
Sâm Bổ Chính là loại cây thân thảo sống dai, mọc đứng một cách yếu ớt, đôi khi dựa vào các cây xung quanh, cao khoảng 1 m hay hơn.
Lá: lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp. Mặt lá có lông đơn hay hình sao. Hoa màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 8cm.
Hoa: Cuống hoa dài 5 – 8cm, có lông cứng, hơi phồng đầu. Tiểu đài cấu tạo bởi 7 – 10 bộ phận, dài 12 – 14mm, có lông tua tủa, đài hoa hình túi, ở ngọn có vài răng nhỏ, đài rách ra và rụng sớm, 5 cánh hoa dài 5-6cm, rộng 3-4cm ở ngọn. Nhiều nhị hàn liền với nhau thành một cột. Bao phấn phủ cột đỏ đến tận gốc. Bầu có lông, 5 vòi, có tuyến.
Quả: hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần tiểu đài, ngoài mặt có lông, khi chín, quả nứt thành 5 mảnh vỏ, mặt trong và mặt ngoài đều có lông.
Hạt: hình dáng giống quả thận, trong quả chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu, ngoài mặt có những đường vân rất sít nhau thành những gợn hay những ụ màu vàng.
Rễ: mẫm màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt, có đường kính 1,5 – 2cm, nhiều rễ có hình người trông rất giống nhân sâm.
Phân bố
Sâm bố chính là cây bản địa của Việt Nam. Thảo dược này đã được tìm thấy nhiều ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình) theo dạng mọc hoang.
Hiện nay, sâm bố chính được trồng rộng rãi để làm thuốc. Nhiều nhất là ở các tỉnh Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên, chẳng hạn như Phú Yên, Gia Lai hay Bình Định. Năm 2019 đến nay, Sâm Bố Chính được trồng tại Long An, do công ty Hoàng Ngọc tiên phong phát triển.
Thành Phần Hóa Học
Rễ sâm bố chính chứa chất nhầy 35 – 40%, tinh bột (Đỗ Tất Lợi, 1999).
Theo Trần Công Luận và cs, 2001, rễ cây sâm Bố Chính trồng ở Bạc Liêu chứa phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic. Hàm lượng lipid là 3,96%. lipid gồm acid myrisric, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic. Hàm lượng protein toàn phần là 0,23g %, hàm lượng protid là 1,26g %. Các amino acid gồm 11 chất, trong đó có histidin, arginin, threonin, alanin, prolin, tyrosin, valin, phenylalanin và leucin. Hàm lượng tinh bột là 15,14% và chất nhầy là 18,92%. Chất nhầy là D-glucose và L-rhamnose. Ngoài ra, còn có 13 nguyên tố: Na, Ca, Mg, Al, So Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P.
Công dụng Sâm Bố Chính
Theo y học cổ truyền Sâm bố chính có vị ngọt, hơi nhớt, tính bình, vào kinh Phế, Tỳ. Có tác dụng bổ khí, ích huyết, chỉ khát, sinh tân dịch. Nếu sao với gạo hoặc sao với nước gừng thì có tính ấm, bổ tỳ vị, kích thích tiêu hóa. Thường được dùng chữa cơ thể suy nhược, ăn kém, ngủ kém, đau lưng, đau mình mẩy, các chứng ho sốt nóng, táo bón, hóa khát, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa các bệnh phổi, bạch đới…. Liều dùng 16 – 20g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Trước đây, Hải Thượng Lãn ông dùng rễ Sâm bố chính phối hợp với các thuốc khác để chữa bệnh ho, sốt nóng, gầy mòn. Hiện nay, nhiều người dùng nó làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa.
Xem thêm: Tác dụng Nhân Sâm Hoàng Ngọc